4 Nguyên Tắc Thiết Kế Cơ Bản Trong In Ấn

File chưa tràn lề, thiết kế chữ sát phần cắt xén, định dạng file không phù hợp trong in ấn…. Có 1001 lý do khiến nhà in đau đầu khi nhận file thiết kế từ khách hàng.

Chính vì thế, hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn 4 nguyên tắc thiết kế cơ bản trong in ấn.

Cách tràn lề ra sao, bố cục như thế nào, lưu định dạng file, chọn mã màu ra sao cho phù hợp trong in ấn. Tất cả sẽ đảm bảo cho một sản phẩm in hoàn hảo dành cho bạn.

Cùng bắt đầu nhé!

Nguyên tắc thiết kế cơ bản trong in ấn

Đầu tiên – Lựa chọn mã màu phù hợp cho in ấn

Màu sắc là vua khi nói đến thiết kế.

Khi bắt đầu thiết kế tài liệu cho in ấn, hãy đặt chế độ màu thành CMYK. Chữ CMYK là viết tắt tiếng anh của 4 màu sau đây:

C – Cyan: màu xanh lơ.

M – Magenta: màu hồng sẫm.

Y – Yellow: màu vàng.

K – Key: màu đen.

Hãy cẩn thận rằng phần mềm thiết kế của bạn không được đặt ở RGB, đây là mã màu sử dụng cho web.

Nguyên tắc thứ hai – Nhớ tràn lề

Khi thiết lập file thiết kế của bạn, hãy nhớ tràn lề cho nó.

Bleed là khi bạn để màu sắc, hình ảnh và văn bản của bạn trải dài trên phần trang trí. Điều này giúp thành phẩm của bạn không có viền trắng sau khi cắn xén.

Khi bạn xuất tài liệu của mình, hãy nhớ thêm 2 – 4mm so với kích thước thành phẩm bạn cần.

Ví dụ: Bạn cần thiết kế name card kích thước 88 * 53 mm, thì bạn phải đặt là 92 * 57 mm, tức là bạn đang để tràn lề xung quanh là 2 mm. Sau khi đặt tràn lề (bleed), bạn đặt thêm bon đánh dấu khổ (crop mark) thành phẩm thực tế, cụ thể là kích thước 88 *53mm để thành phầm được cắt đúng kích thước.

Nguyên tắc thứ ba – Vùng an toàn.

Đảm bảo rằng nội dung, hình ảnh cần hiển thị của bạn cách vùng cắt xén tối thiểu là 2 – 4 mm.

Đây là nguyên tắc thiết kế các bạn buộc phải nhớ và áp dụng cho tất cả mọi tài liệu dùng để in ấn.

Trong quá trình in ấn và gia công, chắc chắn sẽ có sự chênh lệch nhẹ từ 1- 2 mm. Do đó, nếu bạn không để nội dung của mình trong vùng an toàn, rất có thể trong quá trình cắt xén sẽ bị rớt nội dung bạn bị cắt mất.

Nguyên tắc thứ 4 – Chất lượng file in

Cuối cùng, bạn cần đảm bảo file in của mình đạt chất lượng tốt nhất.

Khi bạn xuất sản phẩm cuối cùng, bạn muốn đảm bảo rằng bạn đang in với chất lượng tốt nhất. Tiêu chuẩn in là 300 DPI.

Lựa chọn chất lượng tốt nhất đảm bảo độ phân giải tốt nhất. Điều này có nghĩa là không có hình ảnh mờ, nội dung kho đọc khiến việc in lại tốn kém.

Kết luận:

Dù bạn là dân chuyên nghiệp hay là người mới vô nghề thiết kế. Thì trên đây là 4 nguyên tắc cơ bản nhất mà bạn cần phải nắm vững khi thiết kế một bản tài liệu dùng trong in ấn.

Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên tắc khác đối với từng sản phẩm in khác nhau.

Ví dụ như cách bạn tràn lề cho catalog gáy kéo sẽ khác với catalog bấm ghim. Tôi sẽ chia sẻ điều đó trong một bài viết gần đây nhất cho bạn.

One thought on “4 Nguyên Tắc Thiết Kế Cơ Bản Trong In Ấn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *